Pages

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Những tác nhân ngốn pin điện thoại nhiều nhất

Smartphone được trang bị rất nhiều công nghệ để mang lại những trải nghiệm tiên tiến nhất cho người dùng, như biết được vị trí bạn đang đứng, lướt web, chơi game, gửi và nhận email…


GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được nhiều smartphone sử dụng để tìm kiếm vị trí của bạn dựa vào khả năng điện thoại nhận và giải mã tín hiệu thời gian được các vệ tinh xung quanh gửi ra. Quá trình giải mã đòi hỏi bộ xử lý bên trong điện thoại làm việc vất vả để thu nhận các tín hiệu yếu từ tiếng ồn xung quanh và sau đó so sánh chúng với nhau nhiều lần để xác định chính xác vị trí. Càng hoạt động nhiều, máy càng nhanh hết pin. Do đó cách tốt nhất nên tắt chức năng GPS khi không sử dụng.

Kết nối WiFi

Tác nhân lớn khác cũng ngốn pin khá nhanh là kết nối WiFi. Năng lượng chúng tiêu thụ tùy thuộc vào cường độ của tín hiệu sóng WiFi phát ra từ các bộ định tuyến hay bộ phát WiFi. Cường độ tín hiệu không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách vật lý mà còn liên quan tới vật cản như bức tường. Một yếu tố khác là số lượng các tín hiệu WiFi khác nhau ở trong cùng một khu vực. Do đó, để chọn bộ định tuyến WiFi thông qua “rừng” tín hiệu này đòi hỏi phải tốn nhiều năng lượng hơn, tức là sẽ ngốn pin nhiều hơn. Do đó, tắt kết nối WiFi khi không sử dụng.

LTE

Tác động tương tự khi bạn sử dụng điện thoại để thực hiện các cuộc gọi hoặc email qua mạng GSM, 3G hoặc LTE (4G). Cho dù smartphone bị khóa trên một trạm cơ sở tại một thời điểm, chọn một trạm cung cấp tin hiệu mạnh nhất và giao tiếp với nó được thực hiện ngay cả khi điện thoại không sử dụng.

Tức là, trạm cơ sở (Basestation) kiểm tra để xem điện thoại có nằm trong phạm vi bắt được sóng hay không? Chúng có thể gửi tín hiệu tới điện thoại của bạn. Nếu điện thoại nằm trong phạm vi phủ sóng, điện thoại sẽ phản hồi lại báo rằng “tôi đang ở đây”. Hoạt động này thực hiện 15 phút mỗi lần. Người dùng có thể thỉnh thoảng nghe thấy điều này xảy ra nếu điện thoại đang sử dụng mạng. Bởi vì tín hiệu sẽ gây nhiễm nên các cáp âm thanh và bạn nghe thấy tiếng “líu ríu liên hồi” phát ra từ các bộ loa.

Ngoài ra, khi trạm cơ sở ở trong phạm vi của điện thoại nhưng không cường độ tín hiệu sóng, điện thoại sẽ tự động chuyển đến các trạm cơ sở khác. Truy cập vào trạm cơ sở khác đòi hỏi nhiều năng lượng hơn vì cường độ tín hiệu thấp hơn và một lần nữa ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng pin.

Khi bạn đang di chuyển, bạn sẽ thay đổi trạm cơ sở nhiều lần. Giao tiếp phức tạp giữa các trạm đi và đến là cần thiết thiết để xử lý các cuộc gọi hoặc kết nối dữ liệu. Điều này tốn nhiều năng lượng hơn. Thậm chí điều đó vẫn xảy ra nếu bạn không di chuyển. Tại các khu đông dân cư, một tòa nhà duy nhất có thể có nhiều tín hiệu từ số lượng lớn các trạm cơ sở khác nhau. Khi bạn di chuyển vào bên trong tòa nhà, vì tín hiệu vô tuyến phản xạ từ các bức tường, cường độ tín hiệu sẽ tiếp tục thay đổi, buộc phải chuyển sang các trạm cơ sở khác và khiến cho điện thoại vất vả hơn và tốn pin hơn.

Ngoài ra, điện thoại thông minh hiện giờ cũng có tính năng truyền thông ngắn với nhiều dịch vụ khác để “đẩy” thông tin cho điện thoại. Chẳng hạn, ứng dụng thời tiết có thể kiểm tra thông tin thời tiết mới theo chu kỳ 5 phút hoặc 10 phút/1 lần. Bạn có thể nghĩ rằng, bạn không hề sử dụng điện thoại nhưng chúng rất bận rộn. Một cách để chống thất thoát năng lượng là tắt các thông báo tự động từ các ứng dụng mà bạn không sử dụng, vô hiệu hóa các kết nối LTE, 3G và WiFi.

Tiêu tốn vào đèn nền chiếu sáng

Nguồn pin smartphone cạn nhanh hơn so với các điện thoại truyền thống vì chúng có màn hình lớn hơn. Hơn nữa, đèn nền chiếu sáng dành cho màn hình LCD cũng tiêu thụ điện năng đáng kể. Vì vậy, hãy giảm thiểu thời gian sử dụng đèn nền chiếu sáng màn hình.

Trong khi đó, các loại màn hình OLED, phát ra ánh sáng của chính chúng nên không cần đèn nền chiếu sáng. Kết quả là, chúng tiêu thụ ít điện năng hơn và để tiết kiệm pin bạn chỉ nên bật màn hình khi sử dụng.

Bộ xử lý

Có hai bộ vi xử lý quan trọng trong điện thoại thông minh: bộ xử lý băng tần cơ sở và ứng dụng. Bộ xử lý băng tần cơ sở liên quan đến mạng. bộ xử lý ứng dụng xử lý các ứng dụng, âm thanh, video và màn hình cảm ứng.

Bộ xử lý ứng dụng ngày càng quan trọng vì các ứng dụng là yếu tố chính hút khách mua smartphone. Ban đầu, điện thoại chỉ sử dụng một lõi vi xử lý trong một bộ xử lý ứng dụng đơn. Nhưng bây giờ chúng được trang bị nhiều lõi xử lý. Sự gia tăng nhanh của các lõi xử lý, sẽ khiến cho nguồn pin nhanh cạn hơn.

Ngoài ra, một khối ngày càng quan trọng trong bộ xử lý ứng dụng là đơn vị xử lý đồ họa. Chúng hỗ trợ giao diện người dùng và là một trong những lý do tại sao các trò chơi của smartphone hiện giờ chạy nhanh và sống động hơn. GPU xử lý giao diện người dùng, tăng cường tính thực tế, hình ảnh động, 3D, nhận diện khuôn mặt và cử chỉ.

Các mẫu smartphone mới nhất sử dụng hai lõi và bốn lõi xử lý ứng dụng. Gánh nặng phát triển chuyển sang phần mềm: làm thế nào bạn có thể chia nhỏ các tác vụ giữa 4 lõi. Điều này sẽ càng trở thành thách thức lớn hơn khi tăng lên 8 lõi. Nói chung, các bộ xử lý càng nhiều lõi thì tiêu thụ nhiều pin hơn.
Nguồn: Soha.vn
Theo: Vnmedia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét